Theo phong tục Việt Nam, cứ mỗi dịp đến rằm mồng một, các gia đình sẽ làm lễ cúng gia tiên, gia thần để mong mọi điều vạn sự. Ngoài việc sắm lễ lượt đầy đủ thì bài cúng rằm mồng một cũng cần đúng cách theo phong tục truyền thống cổ truyền để thể hiện lòng thành tâm. Nội dung bài viết sau sẽ cho bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này!

Nội dung bài viết
Ý nghĩa của ngày mồng một và ngày rằm trong phong tục Việt Nam
Theo tục lệ xưa để lại, người Việt thường coi ngày mùng một (Âm lịch) là ngày Sóc khởi đầu của một tháng mới, ngày rằm hàng tháng là ngày Vọng có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời để tưởng nhớ đến tổ tiên. Thời điểm này các gia đình thường làm lễ cúng gia thần, gia tiên, thật tâm cầu nguyện để cầu mong sự bình an, may mắn, sức khỏe và sự thành đạt. Ngoài ra, còn thể hiện sự mong muốn về những điều sáng suốt, trong sạch và đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng. Đây được xem là nghi lễ quan trọng và không thể thiếu trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Vào hai ngày này, người ta thường chuẩn bị hoa quả, bánh oản, hương thơm, kim ngân, trầu cau, tiền vàng mã hoặc làm đồ chay để cúng. Sau đó đọc bài cúng rằm mồng một để hoàn tất nghi lễ.

Chuẩn bị mâm cúng cúng rằm – mồng một
Lễ cúng vào ngày Rằm – Lễ Vọng, lễ cúng ngày mồng 1 – Lễ Sóc. Những tên gọi thay thế có thể sẽ thay đổi khác nhau ở mỗi vùng. Ngày lễ này gia chủ thường cúng chay, lễ vật thì đơn giản, không cầu kỳ: rượu, nước lọc, trầu cau, quả tươi, hoa tươi, tiền vàng,…
Ngoài những lễ cúng quen thuộc như trên thì bạn cũng có thể thêm vào các món mặn như thịt gà, thịt lợn và các món mặn khác. Nói chung, lễ vật cho ngày cúng Rằm – mồng một không cầu kỳ, tùy tâm. Một vật dụng không thể thiếu là hương, việc dâng hương luôn có trong các lễ cúng để thay gia chủ gửi lòng thành đến các vị thần linh, gia tiên.

Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần
Văn khấn mùng 1 ngày rằm đầy đủ nhất như sau:
– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vi Tôn thần
– Con kính lạy ngài Đông Thần quân
– Con kính lạy ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài Tiền hậu Địa chủ Tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong xứ này
Tín chủ chúng con là: …………………………………….
Ngụ tại:………………………………………………………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân, trà quả, đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch, Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong xứ này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia bình an, công việc hanh thông, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành cúi xin được phù hộ độ trì và chứng giám.

Văn khấn Gia tiên mùng 1 hàng tháng
Văn khấn ngày rằm hàng năm sẽ không có sự thay đổi, vậy nên gia chủ có thể áp dụng bài khấn ngày rằm chuẩn xác dưới đây:
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ Phương Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại trong họ.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là …………………………………………….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
Các vị Tôn thần cai quản trong xứ này
Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Lưu ý khi thắp hương và cúng vái Thần Tài – Thổ Địa
Thường xuyên chăm sóc cho bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa
Các vị thần này ưa thích sự sạch sẽ nên gia chủ cần thường xuyên tắm rửa bằng nước sạch. Trường hợp những ngày mưa to nên bê Thần Tài, Thổ Địa, Ông Cóc để vào một cái thau sạch và tắm mưa trong 15 phút.
Lựa chọn đồ cúng Thần Tài – Thổ Địa
Một vài gợi ý tốt nhất để dâng Thần Tài – Thổ Địa là các loại đồ ngọt như đồ ngọt như bánh hỏi, chuối, bưởi…cùng giấy cúng riêng.
Tránh để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa
Nhiều người có thói quen không thường xuyên thay thế hoa quả trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa dẫn đến làm ăn khó khăn. Chính vì vậy, để cầu mong sự may mắn tài lộc, bạn nên đặc biệt quan tâm đến việc thay thế thường xuyên hoa tươi và có hương thơm lâu.
Nên thắp nhang liên tục 100 ngày sau khi lập bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa
Việc thắp nhang liên tục 100 ngày và thắp đèn trên bàn thờ sẽ giúp bàn thờ tụ khí. Trong 100 ngày đó nên thay nước và thắp một nén nhang thơm vào mỗi sáng. Riêng với ngày rằm, mồng một hay lễ tết thì nên thắp 5 nén hương theo hình chữ thập.
Lưu ý khi đọc văn khấn ngày rằm
Ngoài lễ vật đầy đủ, sự thành tâm thì việc đọc văn khấn mồng 1, ngày rằm cần phải đúng chữ, đúng trình tự thì tổ tiên và các vị thần mới tiếp nhận đầy đủ ý nghĩa mà gia chủ muốn truyền đạt.
Dịch vụ cúng rằm – mồng một trọn gói
Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có những điều xảy ra mà bạn không ngờ tới, ví dụ như công việc bận rộn không có thời gian sắp đồ cúng rằm. Lúc này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ là địa chỉ tin cậy nhất cho bạn.
Tìm đến dịch vụ của Đồ Cúng Tâm Linh, bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu và mọi việc còn lại cứ để đơn vị lo. Những văn khấn gia tiên, văn khấn Phật,… đều được chuẩn bị đầy đủ. Lễ vật nào cần có đều sẽ có mặt, lễ cúng được tiến hành một cách trang trọng, thành kính ngay tại nhà bạn.
Hi vọng với bài cúng rằm mùng một chuẩn xác trên cùng với một vài lưu ý nhỏ, mọi gia chủ đều có thể tự thực hiện một cách đầy đủ nhất trong nghi thức, phong tục cúng, khấn gia tiên, thần Thổ Công và các vị thần!