Cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu ý nghĩa và đầy đủ nhất

Cũng giống như những ngành khác, cúng giỗ tổ nghề sân khấu cũng được tổ chức đều đặn hàng năm. Tuy nhiên, nguồn gốc của tổ nghề, lễ vật cúng bao gồm những gì thì không phải là ai cũng nắm rõ. Trong bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ với bạn thông tin cúng tổ nghề sân khấu đầy đủ nhất.

Nguồn gốc cúng giỗ tổ nghề

Tổ nghề hay còn được gọi là Đức thánh tổ hoặc tổ sư. Là một người nhưng cũng có thể là nhiều người có công lớn trong việc khai sáng và phát triển một ngành nghề nào đó. Vì vậy mà được người đời sau tôn trọng và suy tôn là người sáng lập bởi đã có công lớn trong việc tạo ra một ngành nghề. Tổ nghề không phải là một nhân vật hư cấu mà đó là người thật và được thế hệ sau tôn thờ.

 

Tổ nghề là người có công lớn trong việc sáng lập nên một ngành nghề
Tổ nghề là người có công lớn trong việc sáng lập nên một ngành nghề

Ý nghĩa tổ nghề mang lại cho cuộc sống

Thờ cúng tổ nghề được xem là một nét đẹp trong truyền thống của người Việt, nó thể hiện lòng biết ơn đối với những người sáng lập, mở mang ra tri thức về ngành nghề cho người dân, thực hiện theo đúng đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”.

Những người làm cùng một nghề thường sẽ sinh sống và quần tụ lại với nhau thành một nhóm nghề, một phường nghề hoặc một làng nghề. Với mong muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã sáng lập nên nghề và truyền lại cho thế hệ sau, họ sẽ thực hiện việc thờ phụng vị tổ của ngành nghề mà mình đang theo đuổi và làm việc. Bằng cách lập nên các bàn thờ tổ nghề tại chính ngôi nhà của mình hay tại các cơ quan, xưởng, công ty. Đồng thời không quên thực hiện nghi lễ cúng vào các ngày tuần tiết, sóc, vọng và cả ngày lễ, tết.

Đối với các làng nghề, các phường nghề sẽ lập nên các ngôi miếu, đình, đền để thờ vị tổ nghề. Các ngôi miếu, đình, đền này được coi sóc hương khói chu toàn và tổ chức lễ giỗ vào đúng ngày giỗ tổ nghề theo truyền thống của người Việt. Bên cạnh đó, có không ít các vị tổ nghề còn được trở thành thành hoàng của chính những ngôi làng đó nữa.

Nhà thờ tổ nghiệp sân khấu
Nhà thờ tổ nghiệp sân khấu

Đồng hành với việc thờ phụng tổ nghề, con người ta cũng bày tỏ mong ước Tổ nghề sẽ phù hộ cho công việc đang làm gặp nhiều may mắn, suôn sẻ, cầu buôn may bán đắt hoặc bình an trong các chuyến đi xa. Sau khi mọi việc mưu cầu đã có kết quả, con người cũng không quên làm một cái lễ tạ. Ở Việt Nam, ngày kỵ nhật tổ nghề được tổ chức tại các phường còn được biết đến với cái tên khác là ngày giỗ phường.

Ý nghĩa và nguồn gốc ra đời của ngày cúng giỗ tổ ngành sân khấu

Cúng giỗ tổ nghề sân khấu là một dịp trọng đại mà bất kì ai làm trong nghề sân khấu cũng luôn hướng về, dù cho dịp đó công việc có bận rộn đến cỡ nào đi chăng nữa. Bởi trong tâm thức họ luôn tâm niệm, nếu không bày tỏ lòng thành kính đối với tổ nghề thì công việc sẽ không được thuận lợi, sẽ không gặp được nhiều may mắn, lận đận trong nghề. Vô tình chung tất cả những điều tâm linh này lại rất trùng hợp trong cuộc sống đời thực, cho nên vào ngày này mọi người đều dành ra thời gian, sắm sửa lễ vật thật chu toàn và tới dâng hương ở trước bàn thờ tổ nghề sân khấu.

Cúng giỗ tổ nghề sân khấu là dịp những người làm trong nghề bày tỏ lòng thành kính đối với người khai sáng nên nghề sân khấu
Cúng giỗ tổ nghề sân khấu là dịp những người làm trong nghề bày tỏ lòng thành kính đối với người khai sáng nên nghề sân khấu

Bên cạnh đó, giỗ tổ ngành cũng là dịp mà các nghệ sĩ thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những vị trưởng bối đi trước bằng hành động thăm hỏi, động viên khi tới thăm nhà. Có lẽ vì thế mà cho đến ngày hôm nay, ý nghĩa của ngày giỗ tổ ngành sân khấu theo cách gọi mới đã có thêm ý nghĩa nhân văn, trở nên gần gũi và ấm áp hơn.

Thời gian diễn ra cũng giỗ tổ nghề sân khấu

Lễ cúng giỗ tổ nghề sân khấu được diễn ra trong suốt 3 ngày. Đó là ngày mùng 10, ngày 11 và ngày 12/8 theo âm lịch.

Lễ vật cúng giỗ tổ nghề là gì?

Trên bàn thờ tổ nghiệp sân khấu các nghệ sĩ thường chuẩn bị lễ vật chủ yếu là heo quay, gà luộc và xôi. Còn trái cây thì có quả quýt, quả mãng cầu, quả thanh long, quả nhãn hồng. Đặt biệt, có một số lễ vật thường kị không cúng tổ đó là quả táo, quả bom, quả cam lê, bánh kem, hoa lay ơn đỏ, hoa lay ơn trắng và bánh trung thu.

– Tại sao cúng mặn trong ngày giỗ tổ nghề sân khấu? Thờ tổ nghiệp là một tín ngưỡng thờ cúng của dân gian, là thực hiện việc thờ cúng thánh thần chứ không phải là thờ phật. Vì vậy trong ngày cúng giỗ tổ nghề sân khấu, hoàn toàn có thể thực hiện việc cúng mặn. Các nghệ sỹ khi tham gia buổi giỗ thường chuẩn bị lễ vật là heo quay, một phần thể hiện lòng biết ơn đến tổ nghiệp đã luôn phù hộ cho mình có được thuận lợi, thành công trong nghề, một phần sẽ chia sẻ đến những người ở trong ban tổ chức. Bởi heo quay sau khi cúng lễ sẽ được xẻ thịt để chiêu đãi khách đến tham dự.

Có thể thấy cúng giỗ tổ nghề sân khấu là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Không chỉ là dịp bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn đến người khai sáng nghề sân khấu mà còn là dịp để anh em nghệ sĩ gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ với nhau. Mong rằng với những thông tin chia sẻ từ Đồ Cúng Tâm Linh đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày giỗ tổ nghề sân khấu, thời gian và lễ vật cần chuẩn bị. Đồng thời nếu bạn quá bận rộn,có thể nhờ Đồ Cúng Tâm Linh chuẩn bị một mâm cúng chu toàn với lễ vật cần thiết cho ngày giỗ tổ sân khấu.

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.