Cúng ông Táo 23 tháng chạp là nét đẹp không thể thiếu trong nền văn hóa Việt Nam. Vậy bạn đã hiểu hết ý nghĩa và cách thức cúng ông Táo chưa? Cùng tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
Vì sao phải cúng ông Táo 23 tháng chạp
Ngày 23 tháng Chạp được cho là ngày Táo Quân trở về trời. Mục đích là để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc xảy ra dưới hạ giới trong suốt một năm qua. Với mong muốn ông Táo sẽ tâu lại những điều tốt đẹp nhất của gia đình mình cho Thượng đế nên người ta thường làm mâm lễ cúng ngày 23 tháng chạp trước khi ông bay về trời.

Lễ cúng Táo Quân 23 tháng chạp thể hiện ước nguyện của gia chủ là xua đi những điều xui xẻo, kém may mắn trong năm cũ, để đón nhận những điều tốt đẹp, may mắn trong năm tới.
Ông Táo thường bay về trời trước 12 giờ trưa. Nên người ta thường cúng trong buổi sáng ngày 23 tháng chạp trước khung giờ này. Đêm giao thừa ông sẽ trở lại và tiếp tục là vị thần chuyên cai quản bếp núc, giúp gia đình gia chủ luôn ấm cúng, hạnh phúc và vui vầy. Vì lẽ đó nên lễ cúng Táo quân đã trở thành tục lệ không thể bỏ qua vào mỗi dịp tết đến xuân về.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Nếu gia đình nào có bàn thờ Táo quân riêng ở bếp thì có thể thực hiện ngay tại bếp. Gia đình nào không có thì có thể thực hiện tại bàn thờ của tổ tiên, không nhất thiết phải làm ở bếp. Chúng ta không nên nghĩ rằng ông Táo cai quản bếp thì phải cúng ở bếp, bàn thờ tiên tổ mới là nơi kết nối giữa 2 thế giới âm và dương, giữa con người và thần linh.
Lễ cúng sửa nhà gồm những gì – mâm cúng, cách cúng sửa nhà
Để chuẩn bị được đầy đủ các lễ vật cho cúng ông Táo 23 tháng chạp, các bạn có thể liệt kê ra danh sách để không bị thiếu, thừa khi sắm đồ.

Mũ của ông công ông táo: Chúng ta cần chuẩn bị 3 chiếc mũ, trong đó 2 chiếc có cánh chuồn dành cho 2 vị ông, 1 chiếc không có cánh chuồn dành cho 1 vị bà. Màu sắc tùy theo sự lựa chọn của gia chủ sao cho phù hợp là được.
Cá chép được coi là phương tiện di chuyển của ông táo nên cần chuẩn bị đủ 3 con cho 3 vị ông Công ông Táo.
Mâm cỗ mặn cần chuẩn bị bao gồm: 1 con gà đã luộc chín; 1 miếng thịt lợn đã luộc chín; 1 đĩa xào các loại thập cẩm; 1 bát canh măng, nếu không có thì thay thế bằng canh mọc, hoặc canh rau củ; 1 đĩa xôi đỏ gấc, nếu không có thì thay bằng xôi đỗ xanh; 1 bát cháo đường; 1 đĩa hoa quả, thường sử dụng 5 loại quả khác nhau để tượng trưng cho ngũ hành.
Ngoài ra cần chuẩn bị thêm mâm lễ cúng ông táo như: gạo, muối, chè uống, rượu, cau, trầu, đèn, nến, bánh, kẹo, tiền vàng, nén hương, quần áo, hoa tươi (có thể chuẩn bị hoa cúc tươi hoặc hoa đào tươi đều được)
Cách cúng ông Táo về trời
Lễ cúng đưa ông Táo về trời rất uy nghiêm nên trong khi làm lễ không cho các con vật như chó, mèo đến gần. Địa điểm làm lễ cần sạch sẽ, gọn gàng. Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, không nên mặc quần đùi áo cộc sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có. Mâm cúng không nên đặt trực tiếp xuống mặt đất, có thể kê lên cao hơn một chút so với mặt đất.

Đầu tiên, lấy 1 thau chứa nước và thả 3 con cá chép sống vào, đặt bên cạnh mâm lễ vật cúng ông táo về trời. Gia chủ thắp hương và khấn theo bài văn lễ cúng táo quân 23 tháng chạp. Khi hương cháy được khoảng ⅔ thì đốt tiền vàng, quần áo, đồ mã. Rót rượu vào chén và đổ vào tro 3 ly, đem cá chép thả phóng sinh tại ao, hồ, sông, suối.
Tết là dịp mỗi gia đình được đoàn viên, sum vầy bên nhau. Nên mỗi chúng ta cần gìn giữ những nét truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc. Hy vọng bài viết trên mang đến những thông tin bổ ích cho các bạn về cách thức cúng ông Táo, giúp các bạn có sự chuẩn bị chu đáo nhất để chuẩn bị mâm cúng ông Táo 23 tháng chạp được chu đáo, giúp mang đến cái tết được trọn vẹn hơn.
Nếu công việc quá bận rộn không có thời gian chuẩn bị, các bạn có thể tham khảo đồ cúng tại https://docungtamlinh.com.vn/. Chúng tôi sẽ giúp các bạn có được lễ cúng chuẩn nhất, chu đáo nhất.