Lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng cần được gìn giữ và phát huy. Do đó hãy tham gia thế nào cho đúng để không bóp méo nét đẹp này nhé.
Nội dung bài viết
Phong tục lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa Việt Nam
Lễ chùa đầu năm

Phật giáo là văn hóa tín ngưỡng của con người Việt Nam. Vào những dịp tết đến xuân về càng thể hiện rõ hơn hoạt động tâm linh này. Cụ thể như: dọn dẹp nhà cửa, trang bài bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị mâm ngũ quả, chuẩn bị gậy cho ông bà ông vải (hai cây mía), treo cờ tổ quốc cùng cây nêu,…
Lễ chùa đầu năm cũng là một trong những hoạt động không thể thiếu của bất kỳ gia đình nào. Dù có đi làm ăn xa ở đâu thì ngày tết người ta vẫn sắp xếp về nhà để đoàn tụ với gia đình, thắp cho ông bà tổ tiên nén hương thơm, thăm mồ mả ông bà, thăm đình làng ngõ xóm, thăm những ngôi chùa nằm trên ngôi làng nhỏ bé,… Tất cả tạo nên sự sự gần gũi, đơn sơ, giản dị và sự thiêng liêng khó nói.
Bước sang năm mới, người người đi chùa, nhà nhà đi chùa. Nếu chúng ta đến với Đức Phật bằng tấm lòng chân thành thì không cần phải lễ lạt cao sang, chỉ cần tâm hướng phật là đủ. Đến với Đức Phật chúng ta sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái, nhẹ nhõm và hướng tới những suy nghĩ tốt đẹp hơn. Một năm mới qua đi, mỗi chúng ta đều tìm thấy phật tính của bản thân mình. Từ đó có tâm hướng thiện hơn, bớt đi những cái ác, góp phần xây dựng một đất nước lương thiện, văn minh.
Cần chuẩn bị những gì khi đi lễ chùa đầu năm?

Phật tại tâm, phật là ở tấm lòng chân thành. Do đó phong tục đi lễ chùa đầu năm không cần phải chuẩn bị những đồ lễ quá cầu kỳ. Tùy tấm lòng thành có thể là gói bánh, gói kẹo, bó hoa tươi hay các loại quả. Những lễ vật giản dị gần gũi mà ai cũng có thể sửa soạn được, sau khi thắp cho Đức Phật nén nhang chúng ta cùng nhau thụ hưởng những lễ vật này. Tuy không cao sang gì nhưng mang lại sự thư thái cho tâm hồn. Nói tóm lại yếu tố quan trọng nhất khi đi lễ chùa đầu năm vẫn là tâm.
Ngoài ra, để buổi đi lễ chùa không bối rối. Các bạn nên chuẩn bị bài văn khấn lễ chùa đầu năm trước khi đi nhé.
Đi lễ chùa xưa và nay khác nhau như thế nào?
Ngày xưa người ta thường đi lễ chùa vào những ngày đầu năm để cầu tài lộc, công danh, may mắn và suôn sẻ cho cả năm. Nên người ta còn gọi đây là tục thí sự. Nhưng ngày nay người ta đến chùa vào tất cả các ngày chứ không riêng gì là những ngày tết, và người ta cũng không câu nệ về ngày tốt hay xấu khi đi lễ chùa nữa. Có người còn đón giao thừa ngay tại chùa.

Sự khác nhau lớn nhất giữa xưa và nay là tình trạng chạy theo đám đông. Nghĩa là cứ nghe nói chùa đình nào linh thiêng là đến thắp hương để cầu bình an. Còn những ngôi chùa không có sự nổi tiếng thì bỏ bẵng đi dù nó nằm ngay tại làng mình.
Đặc biệt hơn là về tục thắp hương. Ngày xưa người ta lễ chùa đầu năm chỉ có nén hương, chút tiền lẻ và chút lễ mọn tùy điều kiện kinh tế mỗi gia đình để thắp hương lên với tấm lòng hướng Phật. Cái tâm trong sáng thánh thiện. Nhưng ngày nay người ta mang theo cả những cái tục vào chùa. Tất cả tiền thật, tiền giả đặt lẫn lộn lên ban thờ tượng. Phật đâu có dùng tiền giả, tiền vàng mà đặt lên đúng không các bạn? Nếu theo đúng tâm linh thì tiền giả chỉ dùng để đốt cho người âm phủ. Vậy hà cớ chi đặt lên ban tượng. Có người còn ấn tiền vào lòng bàn tay phật, có người đút tiền vào miệng phật, có người chen chúc cố sờ cho được vào chân tay phật, mài tiền vào phật rồi xoa xít khắp người với ý nghĩ xoa đến đâu mạnh khỏe đến đó. Dù lễ vật dâng lên chùa như thế nào thì tất cả đều phân phát cho chúng sinh. Do vậy không nên mang theo những cái tục vào chùa. Chỉ nên đến chùa khi muốn tìm sự an lạc, an vui. Chứ còn công danh lợi lộc đến với mỗi người là do sự cố gắng của từng cá nhân chứ đâu phải Phật tự mang đến cho. Nhìn những hình ảnh tranh nhau cướp mảnh vải trong lễ khai quang để cầu may chỉ thấy sự phản cảm, chứ không toát lên sự uy nghiêm nào cả.
Ngày nay có rất nhiều người dâng lễ mặn cao sang, sau đó đốt vàng mã nghi ngút khắp chùa. Như vậy là không nên, chúng ta chỉ nên đốt một ít ở chỗ nhà vong để cúng các vong hồn không siêu thoát được.
Đi lễ chùa đầu năm mới như thế nào?
Đối với các cơ quan chức năng cần xây dựng quy định rõ ràng về hành vi đi chùa. Quy định cụ thể, rõ ràng, có tính răn đe.

Đối với người dân cần đi lễ chùa đầu năm với hành vi văn hóa đẹp, với tâm hướng phật được đặt nên hàng đầu. Không có những hành vi chen lấn, xô đẩy, đốt vàng, đốt tiền bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Hy vọng với những thông tin trên các bạn sẽ biết đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Để góp phần giữ gìn nét đẹp của dân tộc Việt Nam nhé.