Lễ vật cúng Thần Tài gồm những gì?

Cúng Thần Tài là một lễ cúng quan trọng, được những người làm kinh doanh, buôn bán cực kỳ chú tâm. Ngoài lễ cúng Thần Tài hàng ngày thì còn có lễ cúng Thần Tài lớn vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vậy chuẩn bị lễ cúng Thần Tài gồm những gì đúng lễ nghi, phong tục? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có sự chuẩn bị chu đáo nhất!

lễ cúng Thần Tài gồm những gì
Tìm hiểu lễ cúng Thần Tài gồm những gì

 

Lễ cúng Thần Tài quan trọng như thế nào?

Trong quan niệm tâm linh của người châu Á, trong đó có Việt Nam đều cho rằng, Thần Tài chính là vị thần tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng, tài lộc. Chính vì vậy, những người làm kinh doanh thường lập bàn thờ Thần Tài ngay tại cửa hàng, công ty,… với hy vọng được Thần Tài phù hộ, giúp việc làm ăn kinh doanh buôn may bán đắt, phát tài phát lộc.

Bàn thờ Thần Tài thường được đặt ngay dưới đất, sát với mép tường và gần cửa ra vào.

Mâm cúng Thần Tài cần chuẩn bị những gì?

Đồ lễ cúng Thần Tài mỗi ngày

Một mâm lễ cúng Thần Tài gồm những gì tùy thuộc vào vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán của mỗi vùng miền. Về cơ bản, mâm lễ cúng Thần Tài mỗi ngày thì đơn giản hơn so với cúng vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

cung than tai hang ngay
Lễ cúng Thần Tài hàng ngày không cần quá cầu kỳ

 

Thông thường, khi cúng Thần Tài hàng ngày, gia chủ chỉ cần thay nước mỗi ngày, hoa tươi có thể 1 tuần thay 1 lần là được. Bên cạnh đó, cũng có thể chuẩn bị thêm bánh kẹo hay hoa quả tươi ngon rửa sạch, sắp vào đĩa rồi đặt lên bàn thờ vào mỗi sáng sớm sau đó thắp nhang cúng Thần Tài.

Tốt nhất, nên thường xuyên lau dọn sạch sẽ bàn thờ hoặc cũng có thể “tắm” cho Thần Tài để bàn thờ luôn sạch sẽ, trang nghiêm. Có như vậy cầu khấn mới linh, việc làm ăn cũng thịnh vượng, gặp thời và may mắn hơn.

Theo như kinh nghiệm của những người làm kinh doanh thì mỗi khi có vụ làm ăn quan trọng nào đó họ lại thắp hương Thần Tài, kể rõ những việc sắp làm để được phù hộ, che chở. Như vậy mọi chuyện cũng diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn.

Mâm cúng lễ Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch, chuẩn bị mâm lễ cúng Thần Tài gồm những gì thì đầy đủ, hợp nghi thức? Dưới đây là danh sách các lễ vật cúng Thần Tài theo phong tục truyền thống:

  • Mâm ngũ quả (5 loại trái cây tươi)
  • Hoa tươi (hoa cúc, hoa ly,…)
  • Nến hoặc đèn cầy
  • Hương nhang
  • Nước (3 cốc)
  • Rượu (3 cốc)
  • Gạo tẻ
  • Tiền vàng mã
  • Muối hạt sạch
  • Thuốc lá
  • Bánh kẹo (1 đĩa)
  • Trầu cau (1 quả cau, 1 lá trầu)
  • Xôi đậu xanh
  • Bộ tam sên (1 miếng thịt heo luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng luộc)
  • Tiền lẻ
  • Cá lóc nướng (tùy điều kiện gia đình)
mâm cúng thần tài
Mâm cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
 
 

Văn khấn cúng thần Tài

Ngoài việc nắm được lễ cúng Thần Tài gồm những gì thì gia chủ còn phải biết nội dung của văn khấn cúng Thần Tài. Nội dung văn khấn tương đối dài, gia chủ có thể in hoặc chép lên giấy để đọc, tránh sai sót hay quên khi đang khấn cúng.

“Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

Con lạy chín phương Trời con lạy mười phương chư Phật , chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Bản Cảnh Thành hoàng Chư vị đại vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy ngài Thần Tài vị tiền tiếp dẫn Tài Thần

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy

Tín chủ con là:……………Tuổi:…………………..Ngụ

Tại:…………………….

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần giá lâm trước ban án thờ thụ hưởng lễ vật..

(nếu thờ THẦN TÀI và THỔ ĐỊA phải đọc là ….kính mời NHỊ VỊ THẦN TÀI VỊ TIỀN THỔ ĐỊA và chư vị tôn Thần giá lâm trước ban án thờ thụ hưởng lễ vật.

Cúi xin Thần Tài ( nếu thờ 2 vị phải đọc… cúi xin Nhị vị Thần Tài Thổ Địa …) thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, tâm thiện tích phúc, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.Phục duy cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)”

Làm lễ cúng Thần Tài cần đọc văn khấn cúng Thần Tài hàng tháng để cầu xin chư chở, phù hộ
Làm lễ cúng Thần Tài cần đọc văn khấn cúng Thần Tài hàng tháng để cầu xin chư chở, phù hộ

 
 

Những lưu ý khi cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Sau khi cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch thì có một số điều mà các gia chủ nên lưu ý để đảm bảo lễ cúng diễn ra suôn sẻ, đúng lễ nghi:

  • Giữ lại đồ cúng Thần Tài là muối và gạo để tăng thêm lộc.
  • Rượu và nước sau khi cúng đem tưới xung quanh nhà.
  • Bánh kẹo nên chia là 2 phần, 1 phần để lại ăn, 1 phần đam đi phát lộc.
  • Vàng thật thì nên giữ lại để lấy may, tiền vàng giấy thì đem đi hóa ngoài cổng ở nơi sạch sẽ.

Trên đây là giải đáp cho những ai đang thắc mắc lễ cúng Thần Tài gồm những gì để có thể có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo nhất. Bên cạnh đó các bạn cũng không nên quên những lưu ý sau khi cúng để đảm bảo lễ cúng Thần Tài hàng tháng, hàng ngày diễn ra trọn vẹn.

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.