Mâm Lễ Vật Cúng Cô Hồn Hàng Tháng (2,16) CHUẨN

Theo quan niệm xưa, mâm cúng cô hồn thường được chuẩn bị vào mùng 2,16 Âm lịch hàng tháng, với niềm tin rằng đây là những lễ vật để bố thí cho các vong linh vất vưởng. Lễ vật cần chuẩn bị tuy đơn giản nhưng lại hàm chứa những ý nghĩa sâu xa về sự sẻ chia và mong cầu một cuộc sống yên ổn, thuận hòa. Cùng Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu chi tiết về việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng cô hồn chuẩn trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nên chuẩn bị mâm cúng cô hồn mùng 2,16 âm lịch hàng tháng

Tại sao nên cúng cô hồn mùng 2,16 âm lịch

Theo quan niệm xưa, việc chuẩn bị mâm cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 hàng tháng được cho là mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ, đặc biệt là những người kinh doanh, buôn bán:

  • Cầu mong bình an, may mắn: Người xưa tin rằng việc làm phúc, bố thí cho các vong hồn sẽ giúp gia đình được “âm phù dương trợ”, tai qua nạn khỏi, cuộc sống bình an, tránh được sự quấy nhiễu của những thế lực vô hình.
  • Kinh doanh thuận lợi: Việc cúng cô hồn được người xưa xem như một cách để cầu mong công việc làm ăn được suôn sẻ, buôn may bán đắt, tránh được những rủi ro, thất thoát không đáng có.
  • Tích phước, hóa giải nghiệp chướng: Theo quan điểm Phật giáo, việc bố thí cho chúng sinh, là một việc làm thiện lành, giúp tích lũy phước báu, hóa giải những nghiệp chướng không tốt từ tiền kiếp.
  • Giáo dục lòng nhân ái: Duy trì nghi lễ này cũng là cách để giáo dục con cháu về lòng trắc ẩn, sự sẻ chia và tôn trọng đối với thế giới tâm linh, hướng con người đến những giá trị thiện lương.

Theo GS.TS. Trần Lâm Biền – chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, lễ cúng cô hồn không chỉ là một tín ngưỡng mang tính tâm linh mà còn phản ánh tinh thần từ bi, đạo lý “lá lành đùm lá rách” của người Việt. Việc thực hiện nghi lễ vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch xuất phát từ niềm tin rằng đây là thời điểm mà các vong hồn vất vưởng dễ tiếp cận với dương gian nhất.

Chuẩn bị mâm lễ vật cúng cô hồn mùng 2, 16 Âm lịch

hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng cô hồn hàng tháng

Mâm cúng cô hồn mùng 2, 16 âm lịch không cần quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ các lễ vật cơ bản để thể hiện lòng thành.

Lễ vật cơ bản:

  • Muối, gạo (mỗi loại 1 phần)
  • Cháo trắng (12 chén) hoặc 3 chén cơm trắng
  • Đường thẻ (12 cục)
  • Bánh kẹo hoặc bắp rang
  • Trái cây cúng cô hồn(cóc, ổi, mía, đậu, khoai lang,…)
  • Bộ giấy tiền vàng bạc
  • Trà, rượu, nước (3 ly)
  • Nhang (3 cây) 
  • Nến hoặc đèn dầu (2 cái).

Đặc biệt, muối gạo, bánh kẹo và giấy tiền vàng bạc là lễ vật không thể thiếu khi cúng cô hồn.

Lễ vật thêm (không bắt buộc):

  • Gà luộc
  • Xôi chè
  • Heo quay

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm:

Hướng dẫn bày trí mâm cúng cô hồn

Không có nhiều quy chuẩn về việc sắp xếp, mâm cúng cô hồn chỉ cần sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn là được. Gia chủ có thể tham khảo ảnh dưới đây để sắp xếp mâm cúng đẹp mắt hơn.

Xem thêm: Cách xếp tiền cúng cô hồn đơn giản

Một số câu hỏi liên quan đến mâm cúng cô hồn

Giải đáp một số thắc mắc về mâm cúng cô hồn

Nên cúng cô hồn chay hay mặn?

Cúng cô hồn đồ chay hay mặn? Theo quan niệm Phật giáo, nên cúng đồ chay tránh đồ mặn cho cô hồn.

Mâm cúng cô hồn quay ra hay quay vào?

Vậy mâm cúng cô hồn quay ra hay quay vào? Khi cúng cô hồn, mâm cúng nên quay ra ngoài, hướng ra đường hoặc không gian thoáng đãng, tránh quay vào nhà.

Đồ cúng cô hồn ăn được không?

Vậy đồ cúng cô hồn ăn được không? Trước đây, người xưa quan niệm rằng không nên ăn đồ cúng cô hồn. Thời nay, chỉ cần đồ ăn đảm bảo vệ sinh thì mọi người vẫn quan niệm có thể ăn bình thường.

Như vậy, việc chuẩn bị một mâm cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và 16 Âm lịch không chỉ là một tín ngưỡng tâm linh cầu bình an, may mắn. Đó còn là sự thể hiện sâu sắc lòng từ bi, tinh thần nhân văn “lá lành đùm lá rách” của người Việt. Duy trì nghi lễ này chính là cách chúng ta gìn giữ một nét đẹp văn hóa, nuôi dưỡng lòng thiện và mang lại sự an yên cho tâm hồn giữa cuộc sống hiện đại.

Nếu bạn cần đặt mâm cúng cô hồn trọn gói tại TPHCM hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Tâm Linh để được tư vấn nhé!