Bài cúng rước ông bà ngày tết Canh Tý 2020

Có rất nhiều mẫu bài cúng rước ông bà ngày 30 tết để chúng ta tham khảo tuy nhiên tùy thuộc vào văn hóa từng vùng miền cũng như phong tục của các gia đình mà chúng ta sẽ sử dụng các bài văn cũng khác nhau. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu đôi nét về văn hóa cũng như các bài cũng rước này các nhé.

cung ruoc ong ba
Hướng dẫn cách cúng rước ông bà 30 Tết

Gợi ý một số cách cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết

Hiện nay, có 2 cách khấn cúng rước ông bà 30 về ăn Tết. Hai cách cúng đó cụ thể như sau:

  • Cách cúng thứ nhất: Con cháu chuẩn bị một mâm cỗ mặn rồi dâng lên cúng trên bàn thờ gia tiên. Thời gian cúng là trưa ngày 30 Tết. Khi khấn vái, các gia chủ lưu ý, cần mời đích dân tên tuổi của các cụ để các cụ có thể về dự hưởng hương hoa, hoa quả ngày Tết
  • Cách cúng thứ hai: Gia chủ và người thân trong gia đình sẽ ra mộ tổ tiên vào chiều ngày 30 Tết để dọn dẹp và sửa sang lại khu mộ. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ thắp nén hương và khấn vái để mời tổ tiên về nhà đón Tết cùng với gia đình

Gia chủ và con cháu sau khi đã hoàn thành nghi lễ cúng rước ông bà ngày 30 Tết về cùng ăn Tết với gia đình thì sẽ quây quần cùng nhau để ăn một bữa cơm tất niên đầy đủ, đầm ấm. Sau khi các bạn đã rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng thì có nghĩa là trong tất cả những ngày Tết thì trên bàn thờ sẽ luôn có sự hiện diện của ông bà, tổ tiên về ăn Tết chung với con cháu. Do đó, các bạn cần lưu ý, bắt đầu từ chiều 30 Tết đến suốt những ngày trong Tết phải luôn bật đèn trên bàn thờ và không được để hương, nến tắt.

Chuẩn bị mâm lễ cúng rước ông bà, tổ tiên ngày 30 Tết

Chuẩn bị mâm cúng rước ông bà cũng là một nghi thức quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chuẩn bị như thế nào. Mặc dù mâm lễ cúng rước ông bà không có quy chuẩn nào nhưng các gia chủ vẫn phải chuẩn bị chu đáo. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà mâm lễ cúng có thể có những món khác nhau. Quan trọng là phải tươm tất, đầy đủ.

Như đã nói, việc chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ngày 30 Tết không có quy chuẩn nhất định nhưng về cơ bản vẫn phải có các thứ sau đây:

  • Mâm lễ mặn, bao gồm: gà luộc, thịt lợn, nem rán, canh và vài món xào
  • Vàng mã
  • Nến hoặc đèn dầu
  • Hoa tươi
  • Trái cây tươi (mâm ngũ quả)
  • Bài cúng rước ông bà ngày 30 tết

cung ruoc ong ba 30 tet
Mâm lễ mặn cúng rước ông bà 30 Tết

Lễ cúng rước ông bà có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, các gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ thể hiện lòng thành kính để mời tổ tiên về ăn Tết cùng. Ngoài các lễ vật ở trên chúng tôi chia sẻ thì tùy theo điều kiện và văn hóa vùng miền nơi các bạn đang sinh sống mà có thể chuẩn bị thêm để mâm cúng rước ông bà của gia đình thêm phần tươm tất.

Bài văn khấn rước tổ tiên ngày 30 Tết

Có rất nhiều các mẫu bài cúng rước ông bà ngày 30 Tết khác nhau tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi gia đình, phong tục từng vùng miền mà sẽ áp dụng các bài cúng khác nhau. Và một trong các bài cúng tết được biết đến nhiều nhất trong đó có:

 

Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)

Hôm nay ngày …..tháng …… năm ….. âm lịch

Tại…

Tên con là….. cùng toàn gia kính bái.

Trước linh vị của…

Cùng các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, và các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày…… tháng Chạp, sắp sửa bước sang năm mới Canh Tý.

Số nhà, đường phố…..

Con cháu họ…..tâm thành lễ bạc cúng rước ông bà. Tối 30 bước qua mồng 1, đêm giao thừa con chẳng có chi, trước thời cúng Phật trong nhà, sau cúng chư vị thần linh nơi này.

Kinh cáo tôn thần cho vong linh tổ tiên, con cháu họ…..xa gần, chết nơi hoang lạnh, không cửa không nhà, mồ mả không an, 30 con rước tổ tiên dòng họ…..về nơi dương thế vui xuân cõi trần. Tổ tiên Họ……lớn nhỏ xa gần, ông bà con cháu xin mời về đây, vui xuân chúc tết ở chốn trần gian, đói khát lang thang hôm nay cúng cấp, lớn nhỏ đủ đầy con xin kính cáo.

A Di đà Phật.

 

Đây là mẫu bài cúng đơn giản và dễ thuộc. Bài cúng tết khá ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ nội dung cần thiết và thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên. Với bài cúng ngắn gọn và đơn giản như vậy thế hệ trẻ chúng ta cũng có thể thuộc và cúng khấn ông bà trong những ngày 30 tết.

bai cung ruoc ong ba
Đọc bài cúng rước ông bà, Tổ tiên

Văn khấn cúng tiễn tổ tiên năm mới

 

“Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)

Hôm nay ngày …tháng…. năm…

Con cháu Họ…..tiễn đưa ông bà về nơi âm giới. Nay nhân ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, hoa nở trên cành đã qua xuân mới. Tiết xuân đã vơi lễ tạ kính trình, tiễn đưa vong linh dòng họ….lại về âm giới. Toàn gia mong đợi lưu phúc lưu ân, kính cáo tôn thần, âm dương phò trợ, phù hộ độ trì mọi chỗ tốt lành, con cháu gặp may, lòng thành cúng bái. Con cháu tiễn đưa vong linh dòng Họ….về nơi âm giới chứng minh công đức, nhận lãnh của trần về nơi âm giới, đi sao về vậy chớ ở nơi này.

A di đà Phật”
 

Phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên là một truyền thống, giá trị văn hóa lâu đời của người Việt. Đây là một nét đẹp được ghi nhớ trong tiềm thức của người Việt từ bao thế hệ nay. Và trong những dịp tết nguyên đán cũng vậy khi thắp hương thờ cúng chúng ta không thể thiếu các bài cúng rước ông bà truyền thống để thể lòng biết ơn cũng như sự tưởng nhớ tới người đã khuất.

Những lưu ý khi tiến hành cúng rước ông bà, tổ tiên trong ngày 30 Tết

Để lễ cúng rước ông bà, tổ tiên trong ngày 30 Tết được đàng hoàng, lịch sự, chỉnh chu nhất thì trước khi làm mâm cúng tại nhà các gia chủ cũng nên dành thời gian để ra mộ dọn dẹp và thắp hương, mời ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về cùng gia đình ăn Tết.

Vào trước ngày Tết các bạn cũng nên dành thời gian để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là khu vực bàn thờ rồi mới tiến hành cúng rước ông bà về ăn Tết. Bên cạnh đó, người đại diện gia đình làm lễ cúng mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết trước khi cúng nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo lịch sự, gọn gàng để có thể thể hiện được sự kính cẩn, thành kính và trang nghiêm đối với ông bà, tổ tiên.

ruoc ong ba ngay 30 tet
Nên ăn mặc gọn gàng khi làm lễ cúng rước ông bà

Các gia chủ cũng cần lưu ý, sau khi hoàn thành lễ cúng rước ông bà xong các bạn vẫn phải để hương cháy liên tục. Kể từ chiều 30 Tết tới khi hết Tết thì hương trên bàn thờ không được phép để tàn lụi. Nếu các bạn không thể canh chừng châm hương mới thì có thể sử dụng hương vòng để hương cháy được lâu.

Có rất nhiều gia đình thường chọn mua hoa và trái cây giả để thờ cúng vì có thể giữ được lâu. Tuy nhiên, các bạn không nên sử dụng hoa hay trái cây giả để chưng trên bàn thờ mà nên mua hoa và trái cây tươi thì tốt hơn.

Việc cúng rước ông bà ngày 30 Tết đã là một tập tục có từ rất lâu trước đây và được coi là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Việc mời ông bà về ăn Tết vừa là để thể hiện lòng thành kính, “uống nước nhớ nguồn” lại vừa cầu mong được ông bà phù hộ, giúp đỡ cho các thành viên trong gia đình có một năm mới an lành, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về cách cúng rước ông bà,và các mẫu bài cúng rước ông bà truyền thống.. Việc cúng tết không chỉ đơn giản là thể hiện lòng thành kính mời ông bà về chung vui con cháu mà hơn hết đó còn là dịp để con cháu dãi bày tâm sự với những người đã khuất. Hơn nữa bài văn khấn cũng thể hiện những mong muốn của người trần đối với người đã khuất. Mong muốn người đã khuất ở dưới suối vàng luôn dõi theo chân con cháu trên trần gian để phù hộ cho con cháu sức khỏe, bình an và may mắn.

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.