Bày mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ để giúp bàn thờ gia tiên thêm đẹp mắt mà còn để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thần phật và thể hiện ước nguyện của gia chủ trong năm mới. Vậy mâm ngũ quả nên bày như thế nào cho đẹp và ý nghĩa?

Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày tết đẹp
Nội dung bài viết
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của người Việt. Chuẩn bị mâm ngũ quả tươm tất không chỉ đơn giản là có lễ để dâng cúng tổ tiên mà ý nghĩa của mâm ngũ quả còn thể hiện được tấm lòng hiếu thảo và mong ước về một năm mới hạnh phúc, ấm no, gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới của gia chủ. Bởi thế, mâm ngũ quả được các gia đình Việt chuẩn bị rất tươm tất, chỉnh chu.
Theo chủ nghĩa duy vật thì có 5 yếu tố tạo nên vật chất, đó là kim loại – kim, gỗ – mộc, nước – thủy, lửa – hỏa, đất – thổ. Trong phong thủy thì 5 yếu tố này được gọi là ngũ hành. Quan niệm và tư tưởng này hàng nghìn đời này đã khảm sâu tâm khảm mỗi con người sinh ra ở các nước thuộc phương Đông, trong đó có người Việt. và 5 yếu đố này thể hiện rõ nhất trong mâm ngũ quả vào ngày Tết.
Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau, tượng trưng cho 5 loại trái cây trong trời đất. Số 5 tức ngũ hành là một con số tốt. Trong phong thủy, số 5 thể hiện cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn là biểu tượng của âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở.
Do đó, từ bao đời nay, ông cha ta vẫn luôn chuẩn bị một mâm ngũ quả tươm tất để bày lên bàn thờ để cúng vào mỗi đêm giao thừa với ngụ ý đây là thành quả sau một quá trình trồng trọt, chăm sóc của người lao động. Để có những trái ngon thì người lao động phải bỏ biết cao công sức, mồ hôi và thậm chí là nước mắt. Nay xin được kính dâng lên cho đất trời, thần vật linh thiêng.
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp theo phong tục 3 miền Bắc – Trung -Nam
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Bắc
Mỗi vùng miền sẽ có những quan niệm, phong tục và tập quán khác nhau. Như ở miền Bắc trang trí mâm ngũ quả ngày Tết phải có những loại trái cây là: chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Chuối phải là chuối xanh, to, đẹp và được đặt dưới cùng. Phía trên nải chuối sẽ là buổi. Xung quanh đặt hồng, đào và quýt đan xen.

Chưng mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Ngoài ra, các bạn lưu ý, trước khi bày mâm ngũ quả ngày Tết thì không nên rửa hoa quả bởi khi hoa quả bị ẩm sẽ nhanh thối, héo. Các bạn chỉ cần lấy khăn giấy ẩm lau qua là được.
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam gồm những gì
Chưng mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam khá khác với miền Bắc. 5 loại quả được người miền Nam chọn cúng Tết là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và xung. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp như sau: Để xoài, dừa, đu đủ lên phía trước rồi bày các loại quả còn lại lên phía trên để tạo thành hình ngọn tháp nhỏ. Các bạn muốn mâm ngũ quả đẹp thì nên chọn đu đủ xanh, có đốm vàng, xoàn chín màu vàng và mãng cầu có dáng đẹp.
Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung
Đối với người miền Trung, cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết của họ tương đối khác. Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Trung khá đơn giản. Họ thường chọn các loại trái cây theo mùa để bày biện. Các quả to sẽ được xếp ở dưới, còn quả nhỏ thì được đặt lên trên.

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
Các bạn lưu ý, cách làm mâm ngũ quả không khó nhưng nếu ở miền Bắc thì mâm ngũ quả phải bày số lẻ, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển. Còn ở miền Trung và miền Nam thì đã thoải mái hơn, họ không quan trọng số lẻ hay chẵn nữa. Tuy nhiên, mâm ngũ quả chỉ được bày quả, không đặt thêm hoa hay bất cứ thực phẩm nào.
Ngoài chưng mâm ngũ quả ngày Tết, cần bài trí bàn thờ ra sao?
Không chỉ cần quan tâm tới cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mà các bạn cần phải lưu ý tới cả việc bày trí bàn thời. Trên bàn thờ ngày Tết cần chuẩn bị thêm 2 cây đèn dầu hoặc nến tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Bên cạnh đó nên đặt thêm 2 lọ hoa 2 bên bàn thờ, 1 lọ cắm hoa tươi và 1 lọ đựng cây vàng cây bạc.
Lưu ý, nên đặt lọ hoa bên trong, còn 2 cây đèn đặt phía ngoài để tăng thêm sinh khí cho bàn thờ. Nguyên nhân là bởi vì khi thắp đèn sẽ mang đến luồng năng lượng ấm áp, có thể xua đuổi được tà khí.
Trên bàn thờ ngày Tết cũng cần có các loại đồ thờ cúng khác. Về cơ bản thì các vùng miền sẽ có những phong tục và quan niệm khác nhau. Do đó, đồ cúng của mỗi miền cũng có sự đặc trưng riêng. Tuy nhiên, trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết của cả ba vùng miền đều sẽ có 3 chén rượu, 3 chén nước và hương cùng với hoa tươi.
Các bạn nên lưu ý, khi chọn hương cúng ngày Tết nên chọn hương có mùi thơm. Tốt nhất là chọn loại hương vòng để đốt cho đẹp, liên tục và đỡ mất nhiều thời gian. Còn khi chọn hoa Tết thì nên chọn hoa tươi, đẹp, loại hoa có thể giữ tươi lâu trong vài ngày Tết. Các bạn nên hạn chế việc chọn hoa giả để trang trí bàn thờ ngày Tết.

Trang trí bàn thờ vào ngày Tết cổ truyền
Số lượng hoa cũng là một điều mà các bạn nên lưu ý khi chọn. Nên tránh cắm hoa số chẵn và số lẻ 7 bởi đây là các con số không may. Bên cạnh đó, cũng không nên cắm hoa ly, cúc vạn thọ, mẫu đơn, nhài hay râm bụt trên bàn thờ ngày tết. Ngoài ra, cũng không nên để những thứ không tịnh trên bàn thờ.
Khi sắp xếp bàn thờ ngày Tết các bạn cũng cần lưu ý, nên để di ảnh của tổ tiên vào phía trong cùng. Còn ở phía trước của bàn thờ sẽ đặt bát hương. Hai bên bàn thờ các bạn đặt đèn, đỉnh đồng và các đế đỡ đồ thờ cúng. Vị trí xếp mâm ngũ quả sẽ là trước di ảnh và sau bát hương. Đây là quy tắc bắt buộc khi sắp xếp bàn thờ Tết mà các bạn nên biết. Điều kiêng kỵ nhất khi sắp xếp bàn thờ đó là tùy tiện xê dịch vị trí của bát hương.
Trên đây là một số chia sẻ về cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết theo các vùng miền như thế nào. Việc chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ, đúng theo truyền thống là rất quan trọng vì nó không chỉ giúp bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ Tết thêm đẹp, trang nghiêm mà còn thể hiện được tấm lòng và sự thành kính của gia chủ. Bên cạnh đó các bạn cũng nên quan tâm tới cách bày trí bàn thờ để tránh phạm phải điều kiêng kị không may mắn.