Sự tích ông Công ông Táo – Đồ Cúng Tâm Linh

Ông Công ông Táo có lai lịch hiển hách trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây chính là các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà, vì vậy việc cúng tế thần Táo được xem là lễ cúng quan trọng không thể thiếu mỗi dịp 23 tháng chạp hằng năm. Là một người con dân Việt Nam, bạn không thể bỏ qua sự tích ông Công ông Táo cũng như nghi lễ thờ cúng các vị thần này!

su tich ong cong ong tao
Sự tích Ông Công ông Táo phác họa lại lai lịch hiển hách của họ trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Sự tích ông Công ông Táo trong phong tục Việt Nam

Tích ông Công ông Táo kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao sống với nhau đã nhiều năm mặn nồng tha thiết nhưng mãi không có con. Vì chán ngán mà dần dà Trọng Cao trở nên xa lánh, hay kiếm chuyện xô xát vợ mình.

Một hôm, vì một chuyện nhỏ hóa to, Trọng Cao đã tức giận đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nàng Thị Nhi bỏ nhà và lang thang đến một xứ sở khác, tại đây đã gặp chàng Phạm Lang và hai người phải lòng nhau. Sau một thời gian dài đa nguôi giận, vì day dứt và quá ân hận nên Trọng Cao đã lên đường tìm vợ, nhưng lúc này nàng đã trở thành vợ Phạm Lang.

Ngày này qua tháng nọ, Trọng Cao tiền đã hết, sức đã cạn phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cho đến một ngày Cao tình cờ đến đúng nhà của Nhi. Nhận ra chồng cũ của mình và vô cùng thương xót, cũng trong lúc Phạm Lang đi vắng nên nàng mời Cao vào nhà, nấu nướng mời cơm. Đúng lúc đó Phạm Lang trở về, Nhi sợ bị nghi oan nên đã giấu Cao dưới đống rạ sau vườn, cũng vì quá mệt nên Trọng Cao đã ngủ thiếp đi.

Nhung chẳng may đêm ấy, Phạm Lang khi đang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng, nhận thấy điều chẳng lành Thị Nhi vội vã lao mình vào cứu Cao ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo và rồi cả ba đều chết trong đám lửa.

Sau khi lên thiên đường, Ngọc Hoàng thương xót cho sự tình nên đã phong cho làm Định phúc Táo Quân. Trong đó, chồng cũ Trọng Cao làm Thổ Địa trông coi việc trong nhà, chống mới Phạm Lang làm Thổ Công trông coi việc trong bếp và vợ Thị Nhi làm Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Cả ba đều có nhiệm vụ chung là ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, cứ mỗi dịp 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời để báo cáo tất cả việc làm của các gia đình trong năm qua. Qua đó thiên đình sẽ định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Ngày nay, sự tích ông Công ông Táo đã trở thành một trong những văn hóa của người Việt. Người ta quan niệm rằng ba vị Thần Táo là các vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Và người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng vào ngày 23 tháng chạp.

ông công ông táo
Bàn thờ ông Công ông Táo ở mỗi gia đình

Ý nghĩa của tục lệ cúng ông Công ông Táo hàng năm

Lễ cúng ông Công ông Táo hàng năm là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Mang đến ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua. Ngoài ra, còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, bền chí. biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp thông qua “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Cũng chính vì vậy mà lễ cúng luôn cần được chuẩn bị đầy đủ và tiến hành với lòng thành kính của gia đình.

ông táo về trời
Mâm cỗ cúng ông Táo về trời hàng năm

Phong tục cúng cá chép vào ngày 23 tháng Chạp của người Việt

Cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép để Táo quân lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm của mỗi người trong gia đình suốt một năm vừa qua. Người ta thường sẽ chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, sau đó cúng cùng với các lễ vật khác. Sau khi cúng xong sẽ tiến hành “phóng sinh” thông qua việc thả ở sông, ao, hồ.

ông táo chầu trời
Phong tục thả cá chép đưa ông táo chầu trời

Thờ cúng ông Công ông Táo trong phong tục Việt Nam

Thông thường, theo tục lệ của người Việt thì cúng ông Công ông Táo sẽ bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Đây được xem là khung giờ hoàng đạo đẹp nhất để đưa Táo quân lên Thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng mọi sự việc. Tuy nhiên, đối với năm 2020, khung giờ hoàn hảo nhất là là từ 9 – 11 giờ, vậy nên cho dù bận chuyện gì, các gia đình cũng nên cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa.

Bởi chính quan niệm về ba vị Thần Táo khá linh thiêng nên việc thờ cúng ông Công ông Táo trong phong tục Việt Nam rất được chú trọng. Theo đó, bàn thờ Táo sẽ được đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp người ta sẽ tiến hành lễ cúng gồm có ba bộ mã. Đi kèm với đó là vàng mã, hương, hoa, quả, cau, trầu được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Sau khi cúng và đốt xong với bài vị cũ sẽ tiến hành thay bài vị mới cho bàn thờ.

Tết Táo Quân được xem là một ngày lễ quan trọng, cận kề với Tết Nguyên Đán. Nhân dịp này, mọi người trong gia đình cùng sum họp, chuẩn bị đón năm mới và người lớn có thể kể cho con cháu nghe về sự tích ông Công ông Táo.

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.