Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu Rằm tháng 7

Lễ Vu Lan, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm, trùng với ngày “Lễ Xá tội vong nhân” hay còn gọi là “Tháng Cô Hồn” trong phong tục Á Đông. Đây là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại thừa Bắc tông).Trong năm 2025, ngày lễ Vu Lan rơi vào ngày 06/09/2025 (Dương Lịch).

Ý nghĩa lễ Vu Lan là dịp để tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ và tổ tiên nói chung, đồng thời nhắc nhở mỗi cá nhân về bổn phận làm con, công ơn sinh thành, dưỡng dục mà thực hiện những hành động hiếu nghĩa. Để chuẩn bị một mùa Vu Lan trọn vẹn, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa lễ cúng trong bài viết dưới đây.

ý nghĩa lễ vu lan

Nguồn gốc Lễ Vu Lan bắt nguồn từ đâu?

Nguồn gốc Lễ Vu Lan bắt nguồn từ đâu

Sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ

“Vu Lan” là viết tắt của “Vu-lan-bồn” (Phạn: Ullambana), nghĩa là “treo ngược lên”, chỉ sự cứu thoát khỏi cảnh khổ tột cùng. Gắn liến với nguồn gốc cúng cô hồn, lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Khi chứng quả A La Hán, Ngài dùng tuệ nhãn thấy mẹ mình là bà Thanh Đề đang phải chịu tội khổ nơi địa ngục. Dù thần thông quảng đại, Ngài cũng không thể tự mình cứu mẹ. Đức Phật dạy:

“Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ”.

Để cứu mẹ, Mục Kiền Liên phải nương vào oai thần của chư Tăng mười phương, dựa vào công đức Tam Bảo và sự hợp lực của cộng đồng Tăng đoàn. Đức Phật hướng dẫn Mục Kiền Liên chuẩn bị lễ vật cúng dường và thỉnh chư Tăng vào ngày Rằm tháng Bảy. Ngày này cũng chính là ngày Tự Tứ của Tăng đoàn, một ngày hoan hỷ của chư Phật, khi công đức tu tập của chư Tăng viên mãn. Nhờ vào sự hợp lực và công đức thanh tịnh của Tam Bảo và Tăng đoàn, mẹ của Mục Kiền Liên cuối cùng đã được giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ và tái sinh vào cõi lành.

Từ đó, ngày Lễ Vu Lan báo hiếu ra đời và lan truyền cho đến ngày nay.

Vai trò của Kinh Vu Lan Bồn trong việc thiết lập ngày lễ

Nguồn gốc của ngày lễ này gắn liền với điển tích quan trọng trong đạo Phật, được ghi lại chi tiết trong Kinh “Vu Lan Bồn”. Từ sự kiện Mục Kiền Liên cứu mẹ, Đức Phật cũng dạy thêm:

“Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp) mà làm”.

Chính từ lời dạy mang tính phổ quát này, ngày Lễ Vu Lan đã được thiết lập và truyền bá rộng rãi qua các thế hệ Phật tử, trở thành một truyền thống thiêng liêng để báo hiếu và cầu siêu. Kinh Vu Lan Bồn (hay Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh) không chỉ kể lại sự tích Mục Kiền Liên mà còn chỉ rõ phương thức báo hiếu và cứu độ, nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và việc cúng dường Tam Bảo để hồi hướng công đức.

Ý nghĩa Lễ Vu Lan

phan biet le vu lan va tet trung nguyen 2

Ý nghĩa Lễ Vu Lan đã vượt ra khỏi khuôn khổ tôn giáo, trở thành một nét đẹp văn hóa thấm đẫm tình người. Đây không chỉ là một ngày lễ mà còn là một lời nhắc nhở sâu sắc về cội nguồn và lòng biết ơn, thể hiện qua nhiều khía cạnh.

Ý nghĩa về lòng báo hiếu cha mẹ, tổ tiên

Đây là ý nghĩa cốt lõi và quan trọng nhất. Vu Lan là dịp để con cái hướng về cha mẹ, người còn sống thì phụng dưỡng, chăm sóc, người đã khuất thì thành tâm cầu nguyện, cúng kiếng.

Trong thông bạch Đại lễ Vu lan – Báo hiếu Phật lịch 2568 có nhấn mạnh: 

“Mùa Vu lan – Báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đây là thời gian để mỗi người thực hành và khắc sâu hạnh nguyện báo hiếu, hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà và những người thân yêu, đồng thời cũng là thời gian tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, anh hùng dân tộc, anh hùng liệt sỹ, cửu huyền thất tổ của người Việt Nam”

Gồm bốn nguồn ân đức: Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ; Công ơn dạy dỗ, truyền đạt kiến thức của thầy cô giáo; Sự hy sinh của các bậc tiền bối đã xây dựng đất nước; Và cuối cùng là lòng tri ân đối với chính đồng loại con người. Nó thể hiện tinh thần từ bi phổ quát của Phật giáo, vượt khỏi phạm vi gia đình để hướng đến tất cả chúng sinh.

Ý nghĩa từ bi và cứu độ

Lễ Vu Lan không chỉ là ngày báo hiếu cha mẹ mà còn là dịp đặc biệt để cầu siêu. Dựa trên tích Mục Kiền Liên cứu không chỉ người thân mà cả những vong linh lang thang, đau khổ, những “ngạ quỷ” chưa được siêu thoát mẹ. Ý nghĩa lễ Vu Lan khuyến khích làm việc thiện, phóng sinh và cúng dường để cầu siêu cho những linh hồn khổ đau, không nơi nương tựa (cô hồn, ngạ quỷ).

Vu Lan Bồn (Ullambana) mang nghĩa là “giải cứu những linh hồn bị treo ngược”, vì vậy mở rộng từ nghĩa vụ cá nhân thành trách nhiệm cộng đồng. Điều này thể hiện tinh thần “cứu khổ ban vui” của đạo Phật, lan tỏa tình yêu thương đến khắp chúng sinh.

Phân biệt lễ Vu Lan và Tết Trung Nguyên 

Phân biệt Lễ Vu Lan và Tết Trung Nguyên

Nhiều người thường nhầm lẫn hai ngày lễ này vì cùng diễn ra vào Rằm tháng Bảy. Dù diễn ra cùng ngày, Vu Lan và Lễ Xá tội vong nhân có khác biệt rõ:

  • Lễ Vu Lan: Trọng tâm là báo hiếu hướng về cha mẹ, ông bà tổ tiên trong gia đình.
  • Tết Trung Nguyên (Xá tội vong nhân): Mang ý nghĩa từ bi, bố thí cho các vong hồn không nơi nương tựa, còn gọi là cúng cô hồn, cúng chúng sinh.

Việc hiểu rõ giúp gia chủ thực hiện các nghi lễ đúng với ý nghĩa lễ vu lan, bày tỏ trọn vẹn tấm lòng của mình.

Những nghi thức nên làm trong ngày lễ Vu Lan để báo hiếu trọn vẹn

Những việc nên làm trong ngày Lễ Vu Lan

Để mùa Vu Lan thêm phần ý nghĩa, bạn không chỉ cần tấm lòng thành mà còn nên thể hiện qua những hành động thiết thực. Dưới đây là những việc làm ý nghĩa mà Đồ Cúng Tâm Linh gợi ý bạn có thể thực hiện.

Nghi thức “Bông hồng cài áo”

Một nghi thức đặc trưng do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng. Màu hoa hồng (đỏ cho người còn cha mẹ, hồng cho người mất một trong hai, trắng cho người đã mất cả hai) được cài lên áo để biểu thị lòng biết ơn và tưởng nhớ.

Nghi thức cài hoa hồng trong ngày lễ Vu Lan mang thông điệp: Ai còn cha mẹ sẽ được cài một bông hồng màu đỏ thắm, như một lời nhắc nhở về niềm hạnh phúc lớn lao đang có. Ai không may mất đi cha mẹ sẽ cài lên ngực một bông hồng trắng.

Làm việc thiện và phóng sinh

Bên cạnh việc chăm lo vật chất, dành thời gian sum vầy, cách báo hiếu cao cả nhất chính là giúp cha mẹ gieo trồng phúc lành. Như trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy:

“Này các Tỷ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới… Cho đến như vậy, này các Tỷ kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha”.

Gia chủ có thể đi chùa vào ngày lễ Vu Lan để nghe giảng pháp, tụng kinh cầu an cho cha mẹ hiện tiền được tăng phúc tăng thọ, và cầu siêu cho cửu huyền thất tổ đã quá vãng được siêu sinh tịnh độ. Phóng sinh cũng là một việc làm tốt đẹp, thể hiện lòng từ bi và hồi hướng công đức cho đấng sinh thành.

Chuẩn bị mâm cúng lễ Vu Lan tại gia đầy đủ

Việc chuẩn bị mâm cúng tại nhà thể hiện lòng thành kính sâu sắc. Gia chủ cần chuẩn bị hai mâm lễ:

Ý nghĩa lễ Vu Lan đã hòa quyện sâu sắc với văn hóa truyền thống, trở thành một ngày lễ mang đậm tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ngày Rằm tháng Bảy đã trở thành Lễ Vu Lan báo hiếu, kết nối các giá trị tâm linh của Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu sâu sắc hơn về ngày lễ trọng đại này. Nếu cần chuẩn bị một mâm cúng tươm tất và đầy đủ lễ vật, hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Tâm Linh nhanh chóng để được tư vấn tận tình và chu đáo nhất.

 

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopee