Cúng chúng sinh: Văn khấn và chuẩn bị mâm cúng CHUẨN

Cúng chúng sinh là một nghi lễ tâm linh quan trọng thể hiện lòng thành kính và từ bi của gia chủ, đặc biệt trong dịp Rằm tháng 7. Để nghi lễ cúng bố thí chúng sinh được diễn ra trang nghiêm và trọn vẹn ý nghĩa, việc chuẩn bị mâm cúng, văn khấn chúng sinh và thực hiện đúng các bước là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, cùng Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa, cách chuẩn bị mâm cúng, thực hiện lễ cúng thí chúng sinh tại nhà chuẩn nhất!

Hướng dẫn cách cúng chúng sinh & bài văn khấn

Cúng chúng sinh là gì?

Lễ cúng chúng sinh thực chất là một tên gọi khác, mang ý nghĩa rộng và sâu sắc hơn của lễ cúng cô hồn mà dân gian vẫn thường gọi. Nguồn gốc cúng cô hồn bắt nguồn từ truyền thống dân gian kết hợp với giáo lý từ bi trong đạo Phật.

Tên gọi này mang đậm màu sắc của giáo lý nhà Phật. Trong đạo Phật, “chúng sinh” là một thuật ngữ có phạm vi rất rộng, chỉ tất cả các loài hữu tình có tri giác trong sáu cõi luân hồi (trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục), chứ không chỉ riêng các vong hồn.

Việc dùng từ “chúng sinh” thể hiện một tấm lòng từ bi rộng lớn và bình đẳng hơn. Người cúng khi đó không chỉ hướng đến các vong hồn lang thang (tức cô hồn, ngạ quỷ), mà còn mở rộng lòng thương đến tất cả các dạng tồn tại khác đang phải chịu khổ đau.

Như vậy, cúng chúng sinh là cách gọi thể hiện trọn vẹn tinh thần bác ái của nghi lễ. Nó không chỉ là hành động xoa dịu các vong hồn theo tín ngưỡng dân gian, mà còn là một pháp tu của người Phật tử, thực hành hạnh bố thí, gieo thiện duyên và hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh trong cõi luân hồi.

Cúng chúng sinh là gì?

Trích dẫn từ một Phật tử: “Sau khi tôi bắt đầu thực hành cúng thí chúng sinh đều đặn mỗi sáng bằng cách cho chim ăn và thả cá vào ngày rằm, mùng một, cuộc sống của tôi dần trở nên bình an hơn, các mối quan hệ cũng được cải thiện đáng kể. Tôi cảm nhận được sự thay đổi tích cực trong tâm hồn mình.” – chị Nguyễn Thị Hương, Phật tử tại chùa Hương, Hà Nội.”

Thời gian làm lễ cúng chúng sinh tại nhà

Việc tổ chức lễ cúng cho chúng sinh thường bắt đầu từ 17- 19h vào các ngày:

  • Tháng cô hồn: Lễ cúng chúng sinh tại nhà thường được thực hiện vào các ngày trong tháng 7 Âm lịch hay còn gọi là cúng cô hồn tháng 7.
  • Ngày 2, 16 hàng tháng: Nhiều gia đình còn cúng vào ngày 2, 16 Âm lịch mỗi tháng.
  • Cúng khi vào nhà mới, khai trương: Trước khi nhập trạch hoặc khai trương cơ sở kinh doanh, người ta cũng thường làm lễ cúng thí chúng sinh để cầu bình an, hóa giải vận xui, tránh bị vong linh quấy phá.

Chọn thời điểm để làm lễ cúng chúng sinh

Đọc thêm bài viết liên quan:

Văn khấn cúng chúng sinh ngoài trời tại nhà

Dưới đây là mẫu văn cúng chúng sinh (văn cúng cô hồn) chuẩn:

Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch

LINK TẢI FILE PDF VĂN KHẤN CHÚNG SINH NGOÀI TRỜI THÁNG 7: TẠI ĐÂY

Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 gồm những gì?

Mâm cúng chúng sinh cơ bản gồm các lễ vật sau:

  • Trái cây cúng cô hồn tháng 7
  • Bánh kẹo
  • Hoa
  • Cháo trắng nấu loãng
  • Đồ tiền vàng mã 
  • Nước lọc 3 ly nhỏ 
  • Hương 3 nén 
  • Nến 2 cây 
  • Gạo và muối trắng: mỗi thứ 1 đĩa 
  • 12 cục đường thẻ
  • Mía

Lưu ý:

  • Mâm lễ vật cần sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn để thể hiện sự trang trọng.
  • Nếu cúng vào tháng 7 Âm lịch thì có thể chuẩn bị thêm các lễ vật như gà, vịt,… để mâm cúng thêm phong phú.

Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 gồm những gì

Hướng dẫn cách cúng chúng sinh ngoài trời tại nhà tháng 7

Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện lễ cúng chúng sinh

Thắp nhang và đọc văn khấn

Khi đã bày lễ xong, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, thắp nhang và vái 3 lạy. Sau đó, đọc to, rõ ràng và thành tâm bài văn khấn cúng chúng sinh đã chuẩn bị. Lời khấn chân thành sẽ thể hiện được lòng từ bi, mong muốn bố thí của gia đình đến các vong linh.

Xem thêmCúng cô hồn thắp mấy cây nhang? [GIẢI ĐÁP NHANH]

Hóa vàng mã và vãi gạo muối

Đợi cho nén nhang tàn khoảng 2/3, gia chủ vái 3 lạy nữa để tạ lễ. Sau đó, đem tiền vàng, quần áo giấy đi hóa. Tiếp theo, vãi đĩa muối gạo ra 8 hướng, vừa vãi vừa niệm “Nam mô A Di Đà Phật” với ý nghĩa để các cô hồn không tranh giành nhau.

Xem thêm: Cách rải gạo muối sau khi cúng cô hồn CHUẨN

Nếu có trẻ con “giật cô hồn” (lấy bánh kẹo), nên chờ sau khi đã hóa vàng và vãi gạo muối xong để tránh các vong linh chưa rời đi.

Nếu có điều kiện, gia đình có thể thực hiện thêm lễ phóng sinh (cá, chim, lươn…). Đây là hành động không bắt buộc nhưng mang lại phước đức rất lớn, thể hiện lòng từ bi trọn vẹn trong tháng Vu Lan báo hiếu và xá tội vong nhân.

Những điều kiêng kỵ khi cúng chúng sinh tại nhà

Những điều kiêng kỵ khi cúng chúng sinh tại nhà

Một số kiêng kỵ trong quá trình cúng cúng sinh tại nhà:

  • Không cúng trong nhà, chỉ nên đặt mâm cúng ở ngoài sân.
  • Không cầu xin tài lộc, danh lợi vì đây là lễ bố thí mang tính chất từ bi, không phải dịp để cầu may mắn hay phát tài.
  • Phụ nữ có thai nên hạn chế thực hiện nghi lễ.

Góc giải đáp:

Câu hỏi thường gặp về lễ cúng chúng sinh tháng 7

Câu hỏi thường gặp về lễ cúng chúng sinh

Có nên cúng chúng sinh tại nhà?

CÓ, bạn hoàn toàn có thể cúng chúng sinh tại nhà, nhưng điều quan trọng nhất cần nhớ là KHÔNG CÚNG Ở BÊN TRONG NHÀ. Nếu gia đình bạn không có không gian phù hợp (đặc biệt là các gia đình ở chung cư) hoặc không tự tin có thể thực hiện nghi lễ một cách chu toàn, thì cúng ở chùa là một lựa chọn vô cùng tốt.

Cúng chúng sinh có phải là cúng thí thực không?

Cúng chúng sinh chính là một hình thức của cúng thí thực. “Cúng chúng sinh” là tên gọi phổ biến của nghi lễ, nhấn mạnh đến đối tượng là các chúng sinh khổ đau. Trong khi đó, “cúng thí thực” là thuật ngữ Phật giáo, mô tả chính xác hành động cốt lõi của nghi lễ là “bố thí thức ăn”. Về bản chất, hai tên gọi này tuy khác nhau nhưng cùng chỉ một nghi lễ giàu lòng từ bi, cứu khổ độ sinh.

Ở chung cư thì cúng chúng sinh như thế nào?

Đối với gia đình ở chung cư, bạn có thể cúng ở ban công, sân thượng hoặc sảnh chung (nếu được Ban quản lý cho phép). Phương án tốt và an toàn nhất là bạn có thể sắm một mâm lễ nhỏ (mâm cúng cô hồn chay) rồi mang đến chùa gần nhà để gửi cúng.

Lễ cúng chúng sinh là dịp quan trọng để thể hiện lòng thành kính và mang lại bình an cho gia đình. Hy vọng bài viết này từ Đồ Cúng Tâm Linh đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết giúp bạn tổ chức lễ cúng trang nghiêm, đúng chuẩn, mang lại bình an cho gia đình. Bên cạnh thông tin đó, chúng tôi còn có dịch vụ mâm cúng cô hồn đầy đủ và chất lượng, Đồ Cúng Tâm Linh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn có một buổi lễ trọn vẹn và an lành. Liên hệ ngay với để được tư vấn và chuẩn bị mâm cúng chu đáo nhất!

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopee