Cách cúng thôi nôi miền nam đúng với phong tục truyền thống lâu đời

Ở mỗi vùng miền đều có những cách cúng thôi nôi cho bé riêng, mang những đặc trưng riêng của vùng miền. Tại khu vực miền Nam, cúng thôi nôi cho bé cũng mang những đặc điểm riêng. Vậy cách cúng thôi nôi miền Nam như thế nào là đúng chuẩn nhất? Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin cụ thể đó.

Ý nghĩa cách cúng thôi nôi miền Nam

Mâm cúng thôi nôi cho bé là một trong những nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, là một nét đẹp truyền thống văn hoá của người Việt Nam và được mọi người gìn giữ tới ngày hôm nay.

Cách cúng thôi nôi cho bé trai miền Nam hay bé gái và cách cúng 2 miền còn lại có những nét tương đồng nhưng cũng có chút khác biệt theo phong tục.

cách cúng thôi nôi miền nam
Cách cúng thôi nôi miền Nam mang những điểm riêng
 
 

Sau khi sinh, cúng thôi nôi cho bé là một nghi lễ quan trọng khi bé tròn một tuổi. Đây là lễ cúng mà không chỉ khẳng định được sự hiện hữu của một con người – là một thành viên mới trong xã hội, mà còn là sự khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới, trước kia cúng thôi nôi cho bé được tổ chức trong nhà.

Tuy lâu là hình thức mang tín ngưỡng của dân gian đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, nhưng qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng tới con người không chỉ biết tới hiện tại và tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hoá mang đậm bản tính bản sắc của gia đình và xã hội. Đồng thời, lễ thôi nôi cho bé còn thể hiện những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ đi trước đối với các thế hệ kế thừa sau này.

2. Nên tổ chức lễ cúng thôi nôi vào giờ nào?

Theo truyền thuyết dân gian thì mỗi đứa bé đầu được sinh ra dưới bàn tay nhào nặn và chăm sóc của 12 Bà Mụ. Cúng lễ thôi nôi được tổ chức nhằm thể hiện sự cảm tạ chăm sóc của các bà, đồng thời cũng là dịp để bé bỏ đi chiếc nôi bé bỏng và chuyển sang chiếc gường ngủ lớn hơn. Chính vì thế cúng lễ thôi nôi vì vậy cũng là một cột mốc quan trọng trong quá trình trưởng thành của một con người.

Cúng theo quan niệm của dân gian thì lễ cúng thôi nôi cho bé được tổ chức theo nguyên tắc “Gái sụt hai, trai sụt một”. Theo đó thì các bé trai sẽ được làm lễ cúng thôi nôi trước 1 ngày so với ngày bé tròn một năm tuổi. Còn đối với bé gái thì sẽ làm trước hai ngày.

Cúng thôi nôi theo phong tục miền Nam cho bé
Cúng thôi nôi cần xem đúng chuẩn ngày, giờ
 
 

Giờ cúng thôi nôi thường vào buổi sớm hoặc chiều tối. Ngoài ra giờ tốt cho buổi cúng thôi nôi bé gái miền Nam cũng được xem xét tuỳ vào tuổi của bé:

  • Nếu bé tuổi tý thì giờ cúng tốt là giờ ngọ (từ 11 tới 13 giờ trưa)
  • Nếu bé tuổi sửu thì giờ cúng tốt là giờ tý (từ 23 tới 1 giờ sáng)
  • Nếu bé tuổi dần thì giờ cúng tốt là giờ sửu và giờ mùi (từ 1 tới 3 giờ sáng và 13 đến 15 giờ trưa )
  • Nếu bé tuổi mão thì giờ cúng tốt là giờ thìn và giờ tuất (từ 7 tới 9 giờ sáng và 19 tới 21 giờ tối)
  • Nếu bé tuổi thìn thì giờ cúng tốt là giờ hợi (từ 21 tới 23 giờ tối)
  • Nếu bé tuổi tị thì giờ cúng tốt là giờ dậu (từ 17 tới 19 giờ tối)
  • Nếu bé tuổi ngọ thì giờ cúng tốt là giờ thân (từ 15 tới 17 giờ chiều)
  • Nếu bé tuổi mùi thì giờ cúng tốt là giờ tý (từ 23 tới 1 giờ sáng)
  • Nếu bé tuổi thân thì giờ cúng tốt là giờ mão (từ 5 đến 7 giờ sáng)
  • Nếu bé tuổi dậu thì giờ cúng tốt là giờ dần (từ 3 tới 5 giờ sáng)
  • Nếu bé tuổi tuất thì giờ cúng tốt là giờ hợi (từ 21 tới 13 giờ khuya)
  • Nếu bé tuổi hợi thì giờ cúng tốt là giờ tỵ (từ 9 tới 11 giờ sáng)

Tuy nhiên thì những khung giờ trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo, các bậc cha mẹ có thể chọn giờ thích hợp với mỗi gia đình để tiến hành nghi lễ thôi nôi cho bé.

3. Cúng thôi nôi theo lịch dương hay âm?

Cúng thôi nôi miền Nam xem ngày giờ
Cúng thôi nôi cần xem đúng chuẩn ngày, giờ
 
 

Có rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lúng túng khi không biết phải tổ chức lễ thôi nôi cho con vào ngày âm hay dương. Đây là một trong những nghi thức có truyền thống từ rất lâu đời và là một nét đẹp văn hoá của cha ông ta, có ý nghĩa lớn với mục đích cầu mong các vị thần, tổ tiên che chở, giúp đỡ cho bé luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

Theo quan niệm xưa, mặt trăng chính là tiêu chuẩn để ta ước lượng thời gian chính xác và hợp lý nhất. Chính vì vậy, từ ngàn đời xưa lịch âm luôn được chọn để tính xác mốc thời gian trong năm và cha ông ta thường chọn ngày theo lịch âm để làm các lễ cúng. Vì vậy, ta sẽ dựa vào lịch âm để có thể xác định ngày làm lễ cúng thôi nôi cho bé gái thật đầy đủ sau khi bé sắp tròn một tuổi.

4. Lễ vật cúng thôi nôi miền Nam gồm những gì?

Cách cúng thôi nôi bé gái miền nam hay cho bé trai nghiêng về các mẹ đỡ đầu, với mong muốn con được nhiều sức khoẻ và may mắn, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị các mâm cúng thôi nôi cho các Đức Ông, 12 Bà Mụ, Thần Tài,…:

  • Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa
  • Mâm cúng Ông Táo
  • Mâm cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông

Vậy trong cách cúng thôi nôi miền Nam, 12 Bà Mụ là những ai? Bà Mụ, hay còn được gọi là Mẹ sanh (hay “Mẹ sinh”) theo quan niệm dân gian là những tiên nương phụ trách vấn đề sinh đẻ, được người dân tại một số vùng miền châu Á, trong đó có Việt Nam, thờ cúng theo tín ngưỡng và theo sự tích thì có 12 bà Mụ.

Con số 12 bà Mụ thường được giải thích bằng những quan điểm khác biệt nhau: có quan điểm cho rằng đó là một tập thể chịu trách nhiệm chung trong việc tạo thành con người, và cách giải thích khác là mỗi bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói.

Ở vùng đất phương Nam, có quan niệm cho rằng 12 bà Mụ chính là 12 vị luân phiên nhau lo việc thai sản trong 12 năm, tính theo “thập nhị chi” – tức theo 12 con giáp.

Xem thêm: Video về lễ cúng thôi nôi bé gái miền nam:

Lễ cúng thôi nôi bé gái miền Nam

 

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.