Hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện lễ cúng đất đai chuẩn chỉnh

Cúng đất đầu năm là một trong các lễ cúng quan trọng. Đối với người phương Đông, đặc biệt là người Việt Nam, khi làm việc gì động đến đất đai cũng cần phải làm lễ cúng tươm tất để cúng Thổ công. Vậy lễ cúng đất gồm những gì? Thủ tục cúng Thổ công đất đai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để có câu trả lời!

lễ cúng đất gồm những gì
Tìm hiểu thủ tục và mâm lễ cúng đất gồm những gì?

 

Ý nghĩa của lễ cúng thổ công

Trong quan niệm của người châu Á từ hàng nghìn năm nay luôn tồn tại một vị thần được gọi Thổ công. Đây là người có trách nhiệm trông coi một vùng đất nào đó.

Do vậy, mỗi khi cần phải làm gì có liên quan tới đất đai gia chủ cần phải làm lễ cúng Thổ công để báo cáo mọi việc, xin được Thổ công cho phép. Người Việt ta thường tổ chức lễ cúng Thổ địa hay còn là gọi là lễ cúng đất đầu năm hoặc là cuối năm.

lễ cúng đất đai
Lễ cúng đất đai có ý nghĩa quan trọng trong tâm linh Việt

 

 

Đối với mỗi gia đình Thổ công có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây là vị thần cai quản đất đai. Do đó, trên bàn thờ luôn có một bát hương cúng Thổ công được đặt ở giữa và bên trái là bát hương thờ Bà Tổ Cô, bên phải là bát hương thờ gia tiên.

Lễ cúng Thổ công Thổ địa hay còn được biết đến là lễ cúng đất đầu năm là một trong những lễ cúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những nước theo đạo Phật là chủ yếu như tại Việt Nam.

Lễ cúng này có ý nghĩa như một lời báo cáo của gia chủ tới với các vị thần Thổ công Thổ địa cai quản đất đai tại khu vực đó những công việc đã làm trong một năm qua của họ. Đồng thời, thông qua lễ cúng này họ cũng muốn gửi tới các vị thần lời cảm ơn vì đã che chở, phù hộ trong suốt một năm qua.

Thông qua lễ cúng Thổ địa đất đai đầu năm gia chủ còn muốn cầu xin thần linh phù hộ độ trì cho cả gia đình có một năm làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Xin được họ tiếp tục che chở để tránh khỏi những điều xui rủi, xấu xa, tà khí. Bởi lẽ đó, lễ cúng này có ý nghĩa quan trọng vô cùng.

Để lễ cúng Thổ công có thể được diễn ra thuận lợi, hợp lễ nghi thì các gia chủ cần phải chuẩn bị lễ vật cúng đất thật đầy đủ, chu đáo và thể hiện được tấm lòng thành. Vậy lễ cúng đất gồm những gì? Nội dung tiếp theo sẽ giới thiệu chi tiết.

Hướng dẫn cách cúng đất đai thổ công chuẩn nhất

Chọn ngày tốt theo phong thủy cúng đất đai thổ công

Trước khi tổ chức lễ cúng cần chọn ngày tốt hợp theo phong thủy để làm lễ cúng. Việc cúng cũng tùy thuộc vào mục đích làm việc của từng gia chủ, nên việc chọn
ngày tốt làm lễ cúng đất, gia đình bạn có thể nhờ thầy xem để lựa chọn ngày phù hợp.

Mâm lễ cúng đất gồm những gì?

Lễ cúng thổ công gồm những gì? Có rất nhiều lễ vật cần phải chuẩn bị khi tổ chức lễ cúng này. Các gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ nhang cúng, hoa tươi, trái cây tươi, vàng mã, các món mặn và món ngọt.

Mâm cúng đất đai cần chuẩn bị những gì?

Muốn có một mâm cúng đầy đủ, tươm tất thì gia chủ cần nắm được lễ cúng đất gồm những gì. Thông thường, một mâm lễ cúng phải có:

  • Gà giò hoặc là gà trống thiệt đã được làm sạch sẽ, để nguyên con rồi đem luộc chín (cũng có thể thay thế bằng chân giò lợn).
  • 01 chai rượu trắng.
  • Nước ngọt, bia.
  • Một đĩa to đựng: 01 chén rượu, 01 chén trà khô, 01 chén nước, 01 bát gạo, 01 chén muối trắng.
  • Đèn thờ hoặc nến cốc.

lễ vật cúng đất đai
Mâm lễ vật cúng đất đai tươm tất, đầy đủ

 

 

Nên đặt trên bàn thờ một đôi nến ở hai bên khi làm lễ cúng. Nếu các bạn không có thời gian để chuẩn bị lễ vật cúng đất thì có thể liên hệ với Đồ Cúng Tâm Linh – đơn vị chuyên cung cấp đồ cúng lễ cổ truyền Việt Nam để được hỗ trợ.

Vàng mã cho lễ cúng thổ thần đất đai

Ngoài ra, trong mâm cúng đất đai nhà cửa Thổ địa còn cần phải chuẩn bị cả vàng mã. Phần vàng mã cúng đất đai Thổ địa như thế nào thì tùy thuộc vào tâm ý mỗi gia đình. Dưới đây là phần vàng mã đầy đủ cho lễ cúng này mà các gia chủ có thể tham khảo để chuẩn bị:

  • 5 ông ngựa gồm 5 màu: đỏ, xanh, trắng, vàng và tím.
  • 5 bộ mũ áo, cờ kiếm.
  • 50 lễ tiền vàng (mỗi ông ngựa đặt 10 lễ).
  • Đối với bộ thần linh cần chuẩn bị vàng mã bao gồm:
  • 1 ông ngựa màu đỏ.
  • Áo, mũ, cờ kiếm.
  • Tiền vàng.

Ngoài ra còn cần có thêm lễ vàng mã khác để dâng lên gia tiên là:

  • 1 cây vàng hoa đỏ.
  • 1 cây vàng ngũ phương.
  • 1 đĩa đựng 50 lễ vàng.

3. Một số lưu ý khi cúng đất đai thổ địa

Ngoài việc nên tìm hiểu lễ cúng đất gồm những gì thì gia chủ cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau khi tổ chức lễ cúng này:

  • Khi cúng Thổ công thần linh không nên cúng mã mà chủ yếu cần phải thể hiện được sự thành tâm, thành kính
  • Các sư thầy khuyên rằng trong ngày tổ chức cúng không nên giết mổ gia súc, gia cầm để tránh sát sinh, mang lại điều không may
  • Trước khi cúng, người thực hiện lễ cúng nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh chu, lịch sự
  • Đối với văn khấn cúng đất đai trong nhà và Kinh Địa Tạng có thể chép ra giấy hoặc cầm điện thoại để đọc nếu không thuộc nhưng không nên để dưới đất
  • Khi đọc bài cúng đất đai trong nhà và Kinh Địa Tạng cần đọc với thái độ tôn nghiêm, thành kính

Trên đây là các thủ tục cúng đất đai mà các gia đình nên biết. Hy vọng thông qua bài viết này các gia chủ có thể hiểu rõ lễ cúng đất gồm những gì, cần chuẩn bị ra sao, tiến hành như thế nào. Nếu có nhu cầu đặt mua đồ lễ cúng có thể liên hệ với Đồ Cúng Tâm Linh theo website https://docungtamlinh.com.vn/ hoặc số điện thoại (028) 3831.4028 để được hỗ trợ.

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.