Ông Thần Tài đặt bên nào là đúng theo ông bà xưa chỉ dẫn?

Đối với các công ty và các cửa hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, ông thần tài được quan niệm sẽ mang lại tài lộc, bình an và mọi sự tốt lành đến cho gia chủ. Chính vì vậy, các thủ tục thờ cúng ông thần tài luôn được đề cao và chuẩn bị tươm tất. Bên cạnh đó, câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất đó là ông thần tài đặt bên trái hay phải? Nếu gia chủ đang có cùng sự phân vân về câu hỏi này, bài chia sẻ dưới đây Đồ cúng tâm linh sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời một cách chính xác và toàn diện nhất!

Ý nghĩa của Thần Tài

Theo truyền thuyết lâu đời có từ thời Trung Hoa cổ đại, Thần Tài là một nhân vật lịch sử có tên Phạm Lãi, ông là một trung thần của Việt Vương Câu Tiên, là một trong những vị thần hết lòng phò tá vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn.

Sau khi nhà vua Việt Vương thoát khỏi cơn hoạn nạn dẹp yên nước nhà, Phạm Lão cùng người yêu có tên Tây Thi bỏ chốn quan trường lui về ở ẩn. Về sau, Phạm Lão với tài trí hơn người đã nhanh chóng trở thành nhà thương buôn thành đạt, nổi tiếng thời bấy giờ nên được người đời gọi là Đào Công và được tôn là Thần Tài.

ông thần tài đặt bên trái hay phải
Ông Thần Tài đặt bên trái hay phải để phù hộ gia chủ, giúp cai quản tiền tài hỗ trợ kinh doanh trong nhà

Chính vì vậy, ông trở thành biểu tượng của sự sung túc, được coi là vị thần có khả năng cai quản tiền tài, giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với giới kinh doanh, buôn bán. Cho đến nay, vào mùng 10 Tết hàng năm, người dân lại thờ cúng ông Thần Tài để cầu mong cả năm sung túc, làm ăn thuận lợi.

Bàn thờ ông thần tài đặt bên trái hay phải mới đúng phong thủy

Khi bày trí bàn thờ Thần Tài, nhiều gia chủ thường không xác định được chắc chắn ông thần tài đặt bên trái hay phải. Tuy nhiên theo phong thủy, bàn thờ ông Thần tài – Ông địa sẽ tuân thủ theo nguyên tắc “ Đông bình – Tây quả, từ trái sang phải, trong ra ngoài”. Bên dưới là sơ đồ chi tiết vị trí đặt các đồ vật trong bàn thờ thần tài.

ông thần tài đặt bên nào
Theo hướng chính diện, ông Thần Tài đặt bên nào?

Theo sơ đồ trên, ông Thần Tài được đặt bên phải, tương xứng ông Thần Đất được đặt ở vị trí bên trái. Tuy nhiên, nếu gia chủ thờ duy nhất ông Thần Tài, vị trí sẽ ở chính giữa.

Bàn thờ ông thần tài gồm những gì?

Những đồ vật trên bàn thờ ông Thần Tài tương đối cơ bản, dưới đây là tất cả những đồ vật cơ bản không thể thiếu gia chủ cần biết:

  • Tượng Thần Tài – Ông Địa ( Hoặc chỉ có tượng thần tài)
  • Ba chóe thờ: 1 chóe đựng nước, 1 chóe đựng muối, 1 chóe đựng gạo đặt giữa tượng Thần tài, Thần đất.
  • Một bát hương
  • Một ống hương
  • 1 lọ hoa nhỏ
  • Kỷ chén thờ ( bộ 3 hoặc 5 chén)
  • Mâm bồng ( Đựng hoa quả)
  • Minh đường tụ thủy ( bát nước có rắc cánh hoa hồng hoặc cúc)
  • 1 nậm rượu
  • 1 Đèn thờ

Mâm lễ cúng Thần Tài cần chuẩn bị những gì?

Khi giải quyết được câu hỏi ông Thần Tài đặt bên nào, bạn đọc hãy cùng tiếp tục tìm hiểu những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm lễ cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 Tết. Dưới đây là danh sách những lễ vật cần chuẩn bị

  • Một lọ hoa tươi ( Nên chọn hoa hồng, hoa ly, hoa cúc, hoa đồng tiền)
  • 1 đĩa tôm
  • 1 con cua
  • Một đĩa thịt lợn quay
  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 nậm rượu

Theo phong tục người miền nam, lễ vật sẽ có thêm 1 con cá lóc nướng

đặt ông thần tài bên nào
Cách đặt ông Thần Tài bên nào, đặt ông Địa bên nào và sắp xếp mâm ngũ quả cơ bản

Những lễ vật được chuẩn bị cho lễ cúng thần tài được dựa theo quan niệm dân gian. Theo quan niệm xưa, Thần Tài là vị thần thích ăn những món ăn từ cua biển, thịt heo quay, cá lóc, chuối chín và một vài loại quả khác.

Chính vì vậy, việc dâng lên ngài những món ăn ngài yêu thích sẽ thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ, từ đó mọi ước nguyện cầu may, lấy vía sẽ được gửi tới ngài theo làn khói hương.

Những lưu ý khi thờ cúng Thần Tài, Ông Địa

Khi thờ cúng Thần tài, Ông địa gia chủ cần đặc biệt chú ý những lưu ý sau đây để tránh sai sót, phạm húy trong quá trình thờ phụng có thể khiến gia chủ gặp nhiều điều không hay.

  • Ông Thần Tài đặt bên nào: Vị trí góc cửa ra vào, ông Thần tài có thể quan sát số lượng khách hàng.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau chùi ban Thần Tài sạch sẽ. Trong quá trình vệ sinh, lau chùi hãy sử dụng chổi quét và khăn lau riêng.
  • Nước dùng để lau bàn thờ phải là loại nước được đun từ 5 loại lá sau: Lá hương nhu, lá mùi, hồi quế, quế khô, lá sả.
  • Gia chủ chỉ nên sử dụng rượu gừng để làm sạch tượng Thần tài, lưu ý không dùng để lau bàn thờ. Mỗi năm “ tắm “ ông Thần Tài 5 lần, vào ngày mùng 10 hàng tháng.
  • Thay nước bình hoa thường xuyên để tránh sinh mùi khó chịu khi để lâu ngày.

Qua bài chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã có thể xác định chính xác ông thần tài đặt bên trái hay phải. Việc thờ phụng ông thần tài luôn có những lưu ý mà gia chủ cần nắm rõ để công việc buôn bán luôn thuận lợi, gặp được quý nhân phù trợ. Truy cập website Đồ cúng tâm linh để đặt dịch vụ đồ lễ trọn gói ngày vía Thần Tài hoặc tham khảo thêm nhiều bài viết hay về thủ tục cúng lễ tại đây.

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.